Di tích Bộ Canh nông, thuộc thôn Hoắc, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Di tích Bộ Canh nông được phân bố dưới chân một quả đồi, địa điểm này trước kia nhân dân địa phương thường gọi là khu Đồng Tang thuộc thôn Hoắc, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Di tích cách UBND xã Thái Bình khoảng 11 km về hướng Đông.
Phía Đông di tích giáp xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn.
Phía Tây di tích giáp thôn An Lập, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn.
Phía Nam di tích giáp xã Công Đa, huyện Yên Sơn.
Phía Bắc di tích giáp xóm Húc, xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn.
Đất Tuyên Quang xưa thuộc nước Văn Lang. Triều Trần đặt làm châu Tuyên Quang thuộc lộ Quốc Oai. Triều Lê chia Tuyên Quang thành hai trấn Hưng Hóa và Tuyên Quang, mỗi trấn đặt chức lưu thủ trấn giữ.
Đầu triều Nguyễn (năm 1802), trấn Tuyên Quang lệ thuộc vào Bắc Thành.
Năm Minh Mệnh thứ 3 (1831) tiến hành cải cách hành chính trong cả nước.
Tuyên Quang trở thành một tỉnh, ở tỉnh đặt quan bố chánh cai quản phủ, huyện, châu.
Theo cuốn Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc kỳ của tác giả Ngô Vĩ Liên, Tuyên Quang xưa có 1 phủ: Yên Bình; 1 huyện: Yên Sơn; 3 châu: Chiêm Hóa, Hàm Yên, Sơn Dương. Huyện Yên Sơn gồm 9 tổng: Tổng Trung Môn, Yên Lĩnh, Thường Túc, Hùng Dị, Sơn Đô, Điền Sơn, Đồng Yên, Lang Quán, Bình
Ca và Kim Quan. Tổng Bình Ca có 6 xã: Bình Ca, Tình Húc, Lương Cải, Thiên Đông, Tình Quang, Đạo Viện. Xã Đạo Viện gồm có các thôn: Phú Vinh, Cây Thị, Thái Bình, Đồng Quân, Khuôn Tửu.
Theo bản kê khai các huyện và xã tỉnh Tuyên Quang ngày 30 tháng 6 năm 1948 của ƯBKCHC tỉnh Tuyên Quang, huyện Yên Sơn có 36 xã1, trong đó có xã Thái Bình.
1 Hồ sơ lưu trữ số 189 Bộ Nội Vụ - Trung tám Lưu trữ quốc gia III Cục Lưu trừ Nhà nước 2 Hồ Chỉ Minh biên niên tiếu sử, tập 2, Nhà xuất bàn Chính trị Quốc gia- Hà Nội 1994
Ngày 22/5/1969 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 269 - NV hợp nhất hai xã Thái Bình và Tiến bộ lấy tên là xã Bình Ca. Ngày 13/2/1987 xã Bình Ca tách thành hai xã Thái Bình và Tiến Bộ, huyện Yên Sơn. Tên xã Thái Bình được giữ cho tới ngày nay.
Di tích Bộ Canh nông ở thôn Hoắc, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, nơi chứng kiến những năm tháng ở, làm việc đầy khó khăn, gian khổ của cán bộ, nhân viên Bộ Canh nông.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, hiện nay cảnh vật khu Đồng Tang đã thay đổi nhiều. Do tác động của thiên nhiên và con người nên các ngôi nhà ở, làm việc, hội trường, nhà ăn đều được làm bằng tranh, tre, nứa đã hư hỏng hoàn toàn, chỉ còn lại địa điểm nền nhà, cùng một số đoạn hầm trú ẩn do cán bộ và nhân viên của Bộ Canh nông đào để tránh máy bay.
Khu vực di tích hiện nay đã có hai hộ gia đình là: Trần Xuân Phát và Hà Văn Bằng sinh sống, canh tác, phía trước khu vực di tích là cánh đồng lúa của nhân dân địa phương, dòng suối Hoắc xưa kia và cây mít to bên cạnh nhà ở và làm việc của đồng chí Bộ trưởng nay vẫn còn.
Căn cứ Luật Di sản văn hoá năm 2001; Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009; Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21-9-2010 của Chính phủ quy định chi tiêt thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.
Căn cứ Biên bản quy định các khu vực bảo vệ di tích và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích, ngày 21 tháng 5 năm 2013, đã được chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng xác nhận.
Bảo tàng tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị ƯBND tỉnh Tuyên Quang kính trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét ra quyết định xêp hạng di tích Bộ Canh nông tại thôn Hoắc, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Trên cơ sở đó khẳng định giá trị di tích, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng phối hợp với ƯBND huyện Yên Sơn tiến hành gìn giừ và phát huy giá trị của di tích./.